Trang chủ Tài liệu ôn thi Tài liệu lý thuyết 450 câu hỏi trắc nghiệm hạng B, C – Phần 4

450 câu hỏi trắc nghiệm hạng B, C – Phần 4

Trường dạy lái xe Thống Nhất xi giới thiệu đến các bạn tập 450 câu hỏi thi trắc nghiệm bằng lái xe ô tô hạng B1, B2, C. Hi vọng sẽ giúp các bạn ôn thi đạt kết quả tốt nhất.


Người thuê vận tải hàng hóa có quyền hạn gì theo quy định được ghi ở dưới đây?

1-    Từ chối xếp hàng lên phương tiện mà phương tiện đó không đúng thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng, yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2-    Từ chối xếp hàng hóa lên phương tiện khi thấy phương tiện đó không phù hợp với yêu cầu; yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại khi người kinh doanh vận tải gây thiệt hại.

Người thuê vận tải hàng hóa có nghĩa vụ gì theo quy định được ghi ở dưới đây?

1-    Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hóa trước khi giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải; đóng gói hàng hóa theo quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hóa đầy đủ, rõ ràng; giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đúng thời gian, địa điểm và nội dung khác ghi trong giấy gửi hàng.

2-    Thanh toán đủ cước, phí vận tải và chi phí phát sinh cho người kinh doanh vận tải; cử người áp tải hàng hóa trong quá trình vận tải đối với loại hàng hóa bắt buộc phải có người áp tải.

Người nhận hàng có các quyền được ghi ở dưới đây?

1-    Nhận và kiểm tra hàng hóa nhận được theo giấy vận chuyển hoặc chứng từ tương đương khác; yêu cầu người kinh doanh vận tải thanh toán chi phí phát sinh do giao hàng hóa chậm.

2-    Yêu cầu hoặc thông báo cho người thuê vận tải để yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hàng hóa, yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết.

3-    Nhận hàng hóa không theo giấy vận chuyển hoặc chứng từ tương đương khác.

Người nhận hàng có nghĩa vụ gì được ghi ở dưới đây?

1-    Nhận hàng hóa đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận.

2-    Xuất trình giấy vận chuyển và giấy tờ tùy thân cho người kinh doanh vận tải trước khi nhận hàng hóa; thanh toán chi phí phát sinh do nhận hàng chậm.

Hàng siêu trường, siêu trọng được hiểu như thế nào là đúng?

1-    Là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá kích thước hoặc trọng lượng của xe.

2-    Là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng có thể tháo rời.

3-    Là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được.

Việc vận chuyển động vật sống phải tuân theo những quy định nào ghi ở dưới đây?

1-    Tùy theo loại động vật sống, người kinh doanh vận tải yêu cầu người thuê vận tải áp tải để chăm sóc trong quá trình vận tải; người thuê vận tải chịu trách nhiệm về việc xếp dỡ động vật sống theo hướng dẫn của người kinh doanh vận tải; trường hợp người thuê vận tải không thực hiện được thì phải trả cước, phí xếp, dỡ cho người kinh doanh vận tải.

2-    Việc vận chuyển động vật sống trên đường giao thông phải sử dụng xe cơ giới chuyên dùng.

3-    Việc vận chuyển động vật sống trên đường phải tuân theo quy định của pháp luật về vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường.

Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải chấp hành những quy định nào ghi ở dưới đây?

1-    Phải có giấy phép do cơ quan có thầm quyền cấp, xe vận chuyển hàng nguy hiểm không được dừng, đỗ nơi đông người, những nơi dễ gây ra nguy hiểm.

2-    Phải được chuyên chở trên xe chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải chạy liên tục không được dừng, đỗ trong quá trình vận chuyển.

3-    Cả 02 ý nêu trên.

Trong đô thị, người lái xe buýt, xe taxi khách, xe taxi tải, xe chở hàng phải thực hiện những quy định gì ghi ở dưới đây?

1-    Người lái xe buýt phải chạy đúng tuyến, đúng lịch trình và dừng đỗ đúng nơi quy định; người lái xe chở hàng phải hoạt động đúng tuyến, phạm vi và thời gian quy định đối với từng loại xe.

2-    Người lá xe taxi khách, xe taxi tải đón, trả khách, hàng hóa theo thỏa thuận giữa hành khách, chủ hàng và người lái xe nhưng phải chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn giao thông.

3-    Người lái xe taxi khách, xe taxi tải chỉ được đón, trả khách và hàng hóa tại điểm dừng, đỗ của xe buýt.

Xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở phế thải, vật liệu rời khi hoạt động vận tải trong đô thị phải thực hiện những quy định gì ghi ở dưới đây?

1-    Phải được che phủ kín để không rơi, vãi trên đường phố; trường hợp để rơi, vãi thì người vận tải phải chịu trách nhiệm thu dọn ngay.

2-    Chỉ được hoạt động vận tải trong thời gian phù hợp trong ngày.

Khi vào số để tiến hoặc lùi xe ô tô có số tự động, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?

1-    Đạp bàn đạp phanh chân hết hành trình, vào số và kiểm tra lại xem có bị nhầm số không rồi mới cho xe lăn bánh.

2-    Đạp bàn đạp để tăng ga với mức độ phù hợp, vào số và kiểm tra lại xem có bị nhầm số không rồi mới cho xe lăn bánh.

3-    Cả hai ý nêu trên.

Khi nhả phanh tay, người lái xe cần phải thực hiện các thao tác nào?

1-    Dùng lực tay phải kéo cần phanh tay về phía sau hết hành trình; nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải đẩy mạnh phanh tay về phía trước, sau đó bóp khóa hãm.

2-    Dùng lực tay phải bóp khóa hãm đẩy cần phanh tay về phía trước hết hành trình; nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải kéo cần phanh tay về phía sau đồng thời bóp khóa hãm.

3-    Dùng lực tay phải đẩy cần phanh tay về phía trước hết hành trình; nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải đẩy mạnh cần phanh tay về phía trước, sau đó bóp khóa hãm.

Khi khởi hành ô tô trên đường bằng, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào theo trình tự dưới đây?

1-    Kiểm tra an toàn xung quanh xe ô tô; nhả từ từ đến ½ hành trình bàn đạp ly hợp và giữ trong khoảng 3 giây; vào số 1; nhả hết phanh tay, báo hiệu bằng còi, đèn trước khi xuất phát; tăng ga đủ để xuất phát, sau đó vừa tăng ga vừa nhả hết ly hợp để cho xe ô tô chuyển động.

2-    Kiểm tra an toàn xung quanh xe ô tô; đạp ly hợp hết hành trình; vào số 1; nhả hết phanh tay, báo hiệu bằng còi, đèn trước khi xuất phát; tăng ga đủ để xuất phát; nhả từ từ đến ½ hành trình bàn đạp ly hợp và giữ trong khoảng 3 giây, sau đó vừa tăng ga vừa nhả hết ly hợp để cho xe ô tô chuyển động.

Khi quay đầu xe, người lái xe cần phải quan sát và thực hiện các thao tác nào?

1-    Quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; quan sát kỹ địa hình nơi chọn để quay đầu; lựa chọn quỹ đạo quay đầu xe cho thích hợp; quay đầu xe với tốc độ nhỏ nhất; thường xuyên báo tín hiệu để người, các phương tiện xung quanh được biết; nếu quay đầu xe ở nơi nguy hiểm thì đưa đầu xe về phía nguy hiểm đưa đuôi xe về phía an toàn.

2-    Quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; quan sát kỹ địa hình nơi chọn để quay đầu; lựa chọn quỹ đạo quay đầu xe cho thích hợp; quay đầu xe với tốc độ nhỏ nhất; thường xuyên báo tín hiệu để người, các phương tiện xung quanh được biết; nếu quay đầu xe ở nơi nguy hiểm thì đưa đuôi xe về phía nguy hiểm và đầu xe về phía an toàn.

Khi tránh nhau trên đường hẹp, người lái xe cần phải chú ý những điểm nào?

1-    Không nên đi cố vào đường hẹp; xe đi ở phía sườn núi nên dừng lại trước để nhường đường; khi dừng xe nhường đường phải đỗ ngay ngắn.

2-    Trong khi tránh nhau không nên đổi số; khi tránh nhau ban đêm, phải tắt đèn pha bật đèn cốt.

3-    Khi tránh nhau ban đêm, phải bật đèn pha tắt đèn cốt.

Khi điều khiển ô tô lên dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào?

1-    Điều chỉnh ga cho xe từ từ lên dốc; đến gần đỉnh dốc phải tăng ga để xe nhanh chóng qua dốc; về số thấp, đi sát về phía bên phải đường, có tín hiệu (còi, đèn) để báo cho người lái xe đi ngược chiều biết.

2-    Về số thấp từ chân dốc, điều chỉnh ga cho xe từ từ lên dốc; đến gần đỉnh dốc phải đi chậm, đi sát về phía bên phải đường, có tín hiệu (còi, đèn) để báo cho người lái xe đi ngược chiều biết.

3-    Tất cả hai ý trên.

Khi điều khiển ô tô xuống dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào dưới đây?

1-    Tăng lên số cao, nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ.

2-    Về số thấp, nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ.

3-    Về số không (0), nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ.

4-    Cả ba ý nêu trên.

Khi xuống dốc, muốn dừng xe, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào?

1-    Có tín hiệu rẽ phải, điều khiển xe sát vào lề đường bên phải; đạp phanh sớm và mạnh hơn lúc dừng xe trên đường bằng để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được; về số 1, đạp nửa ly hợp cho xe đến chỗ dừng; khi xe đã dừng, về số không (0), đạp phanh chân và kéo phanh tay.

2-    Có tín hiệu rẽ phải, điều khiển xe sát vào lề đường bên phải; đạp hết hành trình ly hợp và nhả bàn đạp ga để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được tại chỗ dừng; khi xe đã dừng, đạp và giữ phanh chân.

3-    Có tín hiệu rẽ phải, điều khiển xe sát vào lề đường bên phải; đạp phanh sớm và mạnh hơn lúc dừng xe trên đường bằng để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được; về số không (0) để xe đi đến chỗ dừng, khi xe đã dừng, kéo phanh tay.

Khi điều khiển xe trên đường vòng người lái xe cần phải làm gì?

1-    Quan sát cẩn thận các chướng ngại vật và báo hiệu bằng còi, đèn; giảm tốc độ tới mức cần thiết, về số thấp và thực hiện quay vòng với tốc độ phù hợp với bán kính đường vòng.

2-    Quan sát cẩn thận các chướng ngại vật và báo hiệu bằng còi, đèn; tăng tốc để nhanh chóng qua đường vòng, đạp ly hợp và giảm tốc độ sau khi qua đường vòng.

3-    Cả hai ý nêu trên.

Khi điều khiển xe ô tô rẽ phải ở chỗ đường giao nhau, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào?

1-    Có tín hiệu rẽ phải; quan sát an toàn phía sau; điều khiển xe sang làn đường bên trái; giảm tốc độ và quan sát an toàn phía bên phải để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.

2-    Cách chỗ rẽ khoảng 30m có tín hiệu rẽ phải; quan sát an toàn phía sau; điều khiển xe bám sát vào phía phải đường; giảm tốc độ và quan sát an toàn phía bên phải để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.

3-    Cách chỗ rẽ khoảng 30m có tín hiệu rẽ phải; quan sát an toàn phía sau; điều khiển xe bám sát vào phía phải đường; tăng tốc độ và quan sát an toàn phía bên trái để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.

Khi điều khiển xe ô tô rẽ trái ở chỗ đường giao nhau, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào?

1-    Cách chỗ rẽ khoảng 30m giảm tốc độ, có tín hiệu rẽ trái xin đổi làn đường; quan sát an toàn xung quanh đặc biệt là bên trái; đổi sang làn đường bên trái; cho xe chạy chậm tới phía trong của tâm đường giao nhau mới rẽ trái để điều khiển xe qua chỗ đường giao nhau.

2-    Cách chỗ rẽ khoảng 30m có tín hiệu rẽ trái, tăng tốc độ để xe nhanh chóng qua chỗ đường giao nhau.

3-    Có tín hiệu xin đổi làn; quan sát an toàn xung quanh đặc biệt là bên trái; đổi làn đường sang phải để mở rộng vòng cua.

4-    Cả ba ý nêu trên.

Khi điều khiển xe vượt qua rãnh lớn cắt nganh mặt đường, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào?

1-    Gài số một (1) và từ từ cho hai bánh xe trước xuống rãnh, tăng ga cho hai bánh xe trước vượt lên khỏi rãnh, tăng số, tăng tốc độ để bánh xe sau vượt qua rãnh.

2-    Tăng ga, tăng số để hai bánh xe trước và bánh xe sau vượt qua khỏi rãnh và chạy bình thường.

3-    Gài số một (1) và từ từ cho hai bánh xe trước xuống rãnh, tăng ga cho hai bánh xe trước vượt lên khỏi rãnh, tiếp tục để bánh xe sau từ từ xuống rãnh rồi tăng dần ga cho xe ô tô lên khỏi rãnh.

Khi điều khiển xe qua đường sắt, người lái xe cần phải thực hiện các thao tác nào dưới đây?

1-    Dừng xe tạm thời khi có chuông báo hoặc thanh chắn đã hạ xuống.

2-    Kéo phanh tay nếu đường dốc hoặc phải chờ lâu; về số thấp, tăng ga nhẹ để tránh động cơ chết máy.

Khi điều khiển xe ô tô tự đổ, người lái xe cần chú ý những điểm gì?

1-    Khi chạy trên đường xấu, nhiều ổ gà nên chạy chậm để thùng xe không bị lắc mạnh, không gây hiện tượng lệch “ben”; khi chạy vào đường vòng cần giảm tốc độ, không lấy lái gấp và không phanh gấp.

2-    Khi chạy trên đường quốc lộ không cần hạ hết thùng xe xuống.

3-    Khi đổ hàng phải chọn vị trí có nền đường cứng và phẳng, dừng hẳn xe, kéo chặt phanh tay; sau đó mới điều khiển cơ cấu nâng “ben” để đổ hàng, đổ xong hàng mới hạ thùng xuống.

Khi điều khiển tăng số, người lái xe ô tô cần chú ý những điểm gì?

1-    Không được nhìn xuống buồng lái, cần phải tăng thứ tự từ thấp đến cao, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, chính xác.

2-    Không được nhìn xuống buồng lái, cần phải tăng thứ tự từ thấp đến cao, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, vù ga phải phù hợp với tốc độ.

Khi điều khiển xe giảm số, người lái xe cần chú ý những điểm gì?

1-    Không được nhìn xuống buồng lái, cần phải giảm thứ tự từ cao đến thấp, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng chính xác.

2-    Không được nhìn xuống buồng lái, cần phải giảm thứ tự từ cao đến thấp, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, chính xác, vù ga phải phù hợp với tốc độ.

Để giảm tốc độ khi ô tô đi xuống đường dốc dài, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào?

1-    Nhả bàn đạp ga, đạp ly hợp hết hành trình, đạp mạnh phanh chân để giảm tốc độ.

2-    Nhả bàn đạp ga, về số thấp, đạp phanh chân với mức độ phù hợp để giảm tốc độ.

3-    Nhả bàn đạp ga, tăng lên số cao, đạp phanh chân với mức độ phù hợp để giảm tốc độ.

Khi điều khiển ô tô qua đoạn đường ngập nước, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào?

1-    Tăng lên số cao, tăng ga và giữ vững tay lái để ô tô vượt qua đoạn đường ngập nước.

2-    Đạp ly hợp hết hành trình, tăng ga và giữ vững tay lái để ô tô vượt qua đoạn đường ngập nước.

3-    Về số một (1), giữ đều ga và giữ vững tay lái để ô tô vượt qua đoạn đường ngập nước.

Khi điều khiển ô tô tới gần xe chạy ngược chiều vào ban đêm, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào?

1-    Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần; không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều mà nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình.

2-    Chuyển từ đèn chiếu gần sang đèn chiếu xa; không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều mà nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình.

3-    Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần; nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều để tránh xe đảm bảo an toàn.

Khi điều khiển xe ô tô trên đường trơn cần chú ý những điểm gì?

1-    Giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm, giữ đều ga, đánh lái ngoặt và phanh gấp khi cần thiết.

2-    Giữ vững tay lái cho xe đi đúng vệt bánh xe đi trước, sử dụng số thấp đi chậm, giữ đều ga, không lấy nhiều lái, không đánh lái ngoặt và phanh gấp.

Khi đã đỗ xe ô tô sát lề đường bên phải, người lái xe phải thực hiện các thao tác nào dưới đây khi mở cửa xuống xe để đảm bảo an toàn?

1-    Quan sát tình hình giao thông phía sau, mở hé cánh cửa, nếu đảm bảo an toàn thì mở cửa ở mức cần thiết để xuống xe ô tô.

2-    Mở hé cánh cửa và quan sát tình hình giao thông phía trước, nếu đảm bảo an toàn thì mở ở mức cần thiết để xuống xe ô tô.

3-    Mở cánh cửa hết hành trình và nhanh chóng ra khỏi xe ô tô.

Khi lái xe ô tô qua đường sắt có rào chắn, không có người điều khiển giao thông, người lái xe phải xử lý như thế nào?

1-    Tạm dừng xe tại vị trí cách đường sắt tối thiểu 5m, hạ kính cửa, tắt các thiết bị âm thanh trên xe, quan sát, nếu không có tàu chạy qua, về số thấp, tăng ga nhẹ vượt qua đường sắt.

2-    Tại vị trí cách đường sắt tối thiểu 5m quan sát phía trước, nếu không có tàu chạy, tăng số cao, tăng tốc độ cho xe nhanh chóng vượt qua đường sắt.

3-    Cả hai ý nêu trên.

Khi động cơ ô tô có hộp số tự động đi trên đường trơn trượt, lầy lội hoặc xuống dốc cao và dài, người lái xe để cần số ở vị trí nào?

1-    Vị trí D.

2-    Vị trí L hoặc vị trí 2.

3-    Vị trí N.

Khi động cơ ô tô đã khởi động, muốn điều chỉnh ghế của người lái, người lái xe phải điều chỉnh cần số ở vị trí nào?

1-    Vị trí N hoặc số 0.

2-    Vị trí D hoặc số 1.

3-    Cả hai ý nêu trên.

Khi điều khiển ô tô có số tự động, người lái xe sử dụng chân như thế nào là đúng?

1-    Không sử dụng chân trái, chân phải điều khiển bàn đạp phanh và bàn đạp ga.

2-    Chân trái điều khiển bàn đạp phanh, chân phải điều khiển bàn đạp ga.

3-    Không sử dụng chân phải; chân trái điều khiển bàn đạp phanh và bàn đạp ga.

Trong các trường hợp dưới đây, để đảm bảo an toàn giao thông người lái xe điều khiển xe như thế nào khi tầm nhìn bị hạn chế bởi sương mù?

1-    Tăng tốc độ, chạy gần xe trước, nhìn đèn hậu để định hướng.

2-    Giảm tốc độ, chạy cách xa xe trước với khoảng cách an toàn.

3-    Tăng tốc độ, bật đèn pha vượt qua xe chạy trước.

Khi đèn pha của xe đi ngược chiều gây chói mắt, làm giảm khả năng quan sát trên đường, người lái xe xử lý như thế nào?

1-    Giảm tốc độ, nếu cần thiết có thể dừng xe lại.

2-    Bật đèn pha chiếu xa và giữ nguyên tốc độ.

3-    Cả hai ý nêu trên.

Để đạt hiệu quả phanh cao nhất, người lái xe mô tô phải sử dụng các kỹ năng như thế nào?

1-    Sử dụng phanh trước.

2-    Sử dụng phanh sau.

3-    Sử dụng đồng thời cả phanh sau và phanh trước.

4-    Giảm hết ga.

Khi lái xe ô tô trên mặt đường có nhiều “ổ gà”, người lái xe phải thực hiện thao tác như thế nào?

1-    Giảm tốc độ, về số thấp và giữ đều ga.

2-    Tăng tốc độ cho xe lướt qua nhanh.

3-    Cả hai ý nêu trên.

Khi điều khiển ô tô gặp mưa to hoặc sương mù, người lái xe phải làm gì?

1-    Bật đèn chiếu gần và đèn vàng, điều khiển gạt nước, điều khiển ô tô đi với tốc độ chậm để có thể quan sát được.

2-    Tìm chỗ an toàn dừng xe, bật đèn dừng khẩn cấp báo hiệu cho các xe khác biết.

3-    Bật đèn chiếu xa và đèn vàng, điều khiển gạt nước, tăng tốc độ điều khiển ô tô qua khỏi khu vực mưa hoặc sương mù.

Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nào ghi dưới đây?

1-    Kính chắn gió, kính cửa phải là loại kính an toàn, bảo đảm tàm nhìn cho người điều khiển; có đủ hệ thống hãm và hệ thống chuyển hướng có hiệu lực, tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe, có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật.

2-    Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói, các kết cấu phải đủ độ bền và đảm bảo tính năng vận hành ổn định.

Xe ô tô tham gia giao thông trên đường bộ phải bắt buộc có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói không?

1-    Không bắt buộc.

2-    Bắt buộc.

Xe ô tô tham gia giao thông trên đường bộ phải có đủ các loại đèn gì?

1-    Đèn chiếu sáng gần và xa.

2-    Đèn soi biển số; đèn báo hãm và đèn tín hiệu.

3-    Dàn đèn pha trên nóc xe.

Hãy nêu yêu cầu của kính chắn gió ô tô?

1-    Là loại kính an toàn, kính nhiều lớp, đúng quy cách, không rạn nứt, đảm bảo hình ảnh quan sát rõ rang, không bị méo mó.

2-    Là loại kính trong suốt, đúng quy cách, không rạn nứt, đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển về phía trước mặt và hai bên.

3-    Cả hai ý nêu trên.

Hãy nêu yêu cầu về an toàn kỹ thuật đối với bánh xe lắp cho ô tô?

1-    Đủ số lượng, đủ áp suất, đúng cỡ lốp của nhà sản xuất hoặc tài liệu kỹ thuật quy định; lốp bánh dẫn hướng hai bên cùng kiểu hoa lốp, chiều cao hoa lốp đồng đều; không sử dụng lốp đắp; lốp không mòn đến dấu chỉ báo độ mòn của nhà sản xuất, không nứt, vỡ, phồng rộp làm hở lớp sợi mành.

2-    Vành, đĩa vành đúng kiểu loại, không rạn, nứt, cong vênh; bánh xe quay trơn, không bị bó kẹt hoặc cọ sát vào phần khác; moay ơ không bị rơ; lắp đặt chắc chắn, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.

Âm lượng của còi điện lắp trên ô tô (đo ở độ cao 1,2m với khoảng cách 2m tính từ đầu xe) là bao nhiêu?

1-    Không nhỏ hơn 90dB (A), không lớn hơn 115dB (A).

2-    Không nhỏ hơn 80dB (A), không lớn hơn 105dB (A).

3-    Không nhỏ hơn 70dB (A), không lớn hơn 90dB (A).

Mục đích của bảo dưỡng thường xuyên đối với xe ô tô có tác dụng gì?

1-    Bảo dưỡng ô tô thường xuyên làm cho ô tô luôn luôn có tính năng kỹ thuật tốt, giảm cường độ hao mòn của các chi tiết.

2-    Ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các hư hỏng và sai lệch kỹ thuật để khắc phục, giữ gìn được hình thức bên ngoài.

Trong các nguyên nhân nêu dưới đây, nguyên nhân nào làm động cơ diezen không nổ?

1-    Hết nhiên liệu, lõi lọc nhiên liệu bị tắc, lọc khí bị tắc, nhiên liệu lẫn không khí.

2-    Hết nhiên liệu, lõi lọc nhiên liệu bị tắc, lọc khí bị tắc, nhiên liệu lẫn không khí, không có tia lửa điện.

3-    Hết nhiên liệu, lõi lọc nhiên liệu bị tắc, lọc khí bị tắc, nhiên liệu lẫn không khí và nước, không có tia lửa điện.

Hãy nêu yêu cầu về an toàn kỹ thuật đối với gạt nước lắp trên ô tô?

1-    Đầy đủ số lượng, lắp đặt chắc chắn, hoạt động bình thường.

2-    Lưỡi gạt không quá mòn, diện tích quét đảm bảo tầm nhìn của người lái.

Hãy nêu yêu cầu về an toàn kỹ thuật đối với dây đai an toàn lắp trên ô tô?

1-    Đủ số lượng, lắp đặt chắc chắn không bị rách, đứt, khóa cài đóng, mở nhẹ nhàng, không tự mở, không bị kẹt; kéo ra thu vào dễ dàng, cơ cấu hãm giữ chặt dây khi giật dây đột ngột.

2-    Đủ số lượng, lắp đặt chắc chắn không bị rách, đứt, khóa cài đóng, mở nhẹ nhàng, không tự mở, không bị kẹt; kéo ra thu vào dễ dàng, cơ cấu hãm mở ra khi giật dây đột ngột.

3-    Cả hai ý nêu trên.

Thế nào là động cơ 4 kỳ?

1-    Là loại động cơ: để hoàn thành một chu trình công tác của động cơ, pít tong thực hiện 2 (hai) hành trình, trong đó có một lần sinh công.

2-    Là loại động cơ: để hoàn thành một chu trình công tác của động cơ, pít tong thực hiện 4 (bốn) hành trình, trong đó có một lần sinh công.

Thế nào là động cơ 2 kỳ?

1-    Là loại động cơ: để hoàn thành một chu trình công tác của động cơ, pít tong thực hiện 2 (hai) hành trình, trong đó có một lần sinh công.

2-    Là loại động cơ: để hoàn thành một chu trình công tác của động cơ, pít tong thực hiện 4 (bốn) hành trình, trong đó có một lần sinh công.

Niên hạn sử dụng của ô tô tải (tính bắt đầu từ năm sản xuất) là bao nhiêu năm?

1-    15 năm.

2-    20 năm.

3-    25 năm.

Niên hạn sử dụng của ô tô chở người trên 9 chỗ ngồi (tính bắt đầu từ năm sản xuất) là bao nhiêu năm?

1-    5 năm.

2-    20 năm.

3-    25 năm.

Hãy nêu công dụng của động cơ ô tô?

1-    Khi làm việc, nhiệt năng được biến đổi thành cơ năng và truyền đến các bánh xe chủ động tạo ra chuyển động tịnh tiến cho ô tô.

2-    Khi làm việc, cơ năng được biến đổi thành nhiệt năng và truyền đến các bánh xe chủ động tạo ra chuyển động tịnh tiến cho ô tô.

3-    Cả hai ý nêu trên.

Hãy nêu công dụng hệ thống truyền lực của ô tô?

1-    Dùng để truyền mô men quay từ động cơ tới các bánh xe chủ động của ô tô.

2-    Dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho ô tô chuyển động ổn định theo hướng xác định.

3-    Dùng để làm giảm tốc độ, dừng chuyển động của ô tô.

Hãy nêu công dụng ly hợp của ô tô?

1-    Dùng để truyền mô men xoắn giữa các trục không cùng nằm trên một đường thẳng và góc lệch trục luôn thay đổi trong quá trình ô tô chuyển động.

2-    Dùng để truyền hoặc ngắt truyền động từ động cơ đến hộp số của ô tô trong những trường hợp cần thiết.

3-    Dùng để truyền truyền động từ hộp số đến bánh xe chủ động của ô tô.

Hãy nêu công dụng hộp số của ô tô?

1-    Truyền và tăng mô men xoắn giữa các trục vuông góc nhau, đảm bảo cho các bánh xe chủ động quay với tốc độ khác nhau khi sức cản chuyển động ở bánh xe hai bên không bằng nhau.

2-    Truyền và thay đổi mô men xoắn giữa các trục không cùng nằm trên một đường thẳng và góc lệch trục luôn thay đổi trong quá trình ô tô chuyển động, chuyển số êm dịu, dễ điều khiển.

3-    Truyền và thay đổi mô men từ động cơ đến bánh xe chủ động, cắt truyền động từ động cơ đến bánh xe chủ động, đảm bảo cho ô tô chuyển động lùi.

Hãy nêu công dụng hệ thống lái xe của ô tô?

1-    Dùng để thay đổi mô men từ động cơ tới các bánh xe chủ động khi ô tô chuyển động theo hướng xác định.

2-    Dùng để thay đổi mô men giữa các trục vuông góc nhau khi ô tô chuyển động theo hướng xác định.

3-    Dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho ô tô chuyển động ổn định theo hướng xác định.

Hãy nêu công dụng hệ thống phanh của ô tô?

1-    Dùng để giảm tốc độ, dừng chuyển động của ô tô và giữ cho ô tô đứng yên trên dốc.

2-    Dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho ô tô chuyển động ổn định theo hướng xác định.

3-    Dùng để truyền hoặc ngắt truyền động từ động cơ đến bánh xe chủ động của ô tô.

TRƯỜNG DẠY LÁI XE THỐNG NHẤT

Văn phòng tuyển sinh - Học lý thuyết: 66 Nguyễn Kim P.6, Q.10, TP.HCM

Văn phòng tuyển sinh 1
: 91L Cư xá Lý Thường Kiệt đường Nguyễn Kim P.7, Q.10, TP.HCM
Văn phòng tuyển sinh 2: 17 Nguyễn Kim P.12, Q.5, TP.HCM
 

Điện thoại: 0918 973 553 - 0909 605 608

Email: thongnhatcs2@gmail.com